Xuất hiện từ khá sớm , vải gấm tơ tằm đã trải qua hàng thế kỷ thay đổi và phát triển . Tưởng chừng mặt hàng xa xỉ năm xưa giờ đây đã bị lãng quên, ấy vậy mà thời gian càng tôn lên vẻ đẹp của “nàng thơ” ngày nào. Chẳng những không bị thời gian làm lu mờ mà giờ đã là “bà chúa hàng tơ lụa”. Vải gấm tơ tằm có thực sự xứng danh với tên mà người đời đặt cho. Hãy cùng Thế giới rèm Việt tìm hiểu về vải gấm là gì? Ưu nhược điểm của vải gấm áo dài này nhé.
Vải gấm là gì?
Có tin được không khi vải gấm đã xuất hiện ít nhất 5000 năm, là chất liệu được các nhà nghiên cứu khẳng định đầu tiên ở Trung Quốc. Vị vua phương Bắc luôn mở rộng lãnh thổ khắp mọi nơi cũng vì thế mà vải gấm cũng được họ mang theo ra khắp Châu Á. Việt Nam cũng không ngoại lệ khi chúng ta cũng có lịch sử hàng ngàn năm bắc thuộc, tuy vậy khi vải gấm xuất hiện lại được dân ta biến tấu để phù hợp hơn với bản sắc dân tộc mình.
Ở Việt Nam vải gấm được ứng dụng để may rất nhiều sản phẩm khác nhau. Một trong những sản phẩm nổi bật nhất phải kể đến áo dài Việt Nam. Chính vì thế mà loại vải này còn được dân mình gọi với cái tên vải gấm áo dài.
Vài gấm là một trong những chất liệu vải xa xỉ thời phong kiến. Thời xưa chỉ có vua chúa mới có điều kiện để sử dụng loại vải này để may trang phục. Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, công nghệ dệt giúp loại vải này phổ biến và có giá thành rẻ hơn mà mọi gia đình đều có thể sở hữu. Chính vì thế mà loại rèm gấm này càng ngày càng trở lên phổ biến hơn.
Nguồn gốc của vải gấm áo dài
Từ xa xưa vải gấm lụa tơ tằm đã là mặt hàng xa xỉ khó sở hữu . Phải là người có địa vị trong xã hội hoặc giàu có mới có thể đặt mua được loại vải này. Đặc biệt hơn khi vải gấm từng là những món đồ biếu tặng quan lại hoặc dùng làm đồ sính lễ của những gia đình giàu có. Với đặc tính mềm mại, khi mặc cảm giác nhẹ nhàng mát mẻ chính vì thế mà khó có ai ở thời điểm đó chối từ loại vải này được.
Ngày nay khi các loại sợi tự nhiên dần dần khan hiếm, vải gấm cũng chuyển mình khi xuất hiện nhiều biến thể khác như vải gấm cotton, vải gấm nhân tạo, vải gấm polyester… với giá thành đa dạng hơn loại truyền thống. Nhưng với nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao thì để sở hữu loại vải gấm tự nhiên vẫn là một nhu cầu thiết yếu.
Ứng dụng chất vải lụa gấm áo dài
Với sự cao cấp của mình thì vải gấm lụa là 1 trong những chất liệu mang nhiều ứng dụng lớn. Cụ thể là:
Trong lĩnh vực thời trang:
Đã là “bà hoàng tơ lụa” thì không thể nào thoát khỏi tầm ngắm các nhà “phù thủy” thiết kế. Sự kết hợp mang đến sự hoàn hảo không có điểm trừ khi áo dài cách tân việt nam làm từ chất liệu vải gấm tơ tằm cao cấp. Các trang phục đời thường cũng cho thấy sự sang trọng, quý phái khi được làm ra từ loại vải này.
Trong lĩnh vực sản xuất chăn ga gối đệm:
Với loại sợi tự nhiên hoàn toàn không dùng các chất hóa học, bạn sẽ nhanh chóng chìm vào giấc mơ ngay khi vừa đặt mình mà hoàn toàn không ý thức được chuyện gì đó. Cảm giác thế nào khi những trang phục bạn mang được làm từ vải gấm , rồi lại yên giấc trên những chiếc ga -gối cũng từ loại vải này, chỉ có bạn mới có thể trả lời được những câu hỏi này thôi.
Trong lĩnh vực sản xuất đồ mỹ nghệ:
Với việc gia công hoàn toàn thủ công nét đẹp vốn có từ ngàn xưa để lại được các thợ lành nghề truyền hết tâm huyết vào từng mảnh vải. Đó cũng chính là nét văn hóa đặc biệt nhất mà du khách quốc tế khi tìm hiểu về văn hóa Việt Nam. Vải gấm từ đó cũng cho thấy được tinh hoa mà những loại vải hiện đại bây giờ chẳng thể nào sánh được.
Trong lĩnh vực trang trí nội thất
Một trong những ứng dụng của vải gấm là sản xuất các đồ trang trí nội thất. Tiêu biểu có thể kể tới như rèm vải, khăn trải bàn, …. Những sản phẩm bằng chất liệu vải gấm áo dài đều tôn lên 1 vẻ mềm mại, quý phái và sang trọng.
Quy trình dệt vải gấm cao cấp
Đã có nhiều loại vải gấm hiện đại ra đời từ các sợi tổng hợp để giảm sự khan hiếm từ loại tự nhiên nhưng như thế vẫn chưa đủ để thỏa mãn người dùng. Để dệt được mảnh vải gấm tơ tằm tự nhiên vẫn là cả 1 nghệ thuật truyền từ đời này qua đời khác không phải ai cũng có thể làm được. Bởi tính phức tạp và phải thật sự khéo léo của những thợ thủ công mới có thể làm ra những tấm vải tinh xảo, nhiều hoa văn thực sự đắt giá hơn nhiều.
Với thiết kế 2 tầng để có thể điều khiển khung dệt người thợ thường được học từ nhỏ truyền qua nhiều đời . Thường thì phải cần đến 2 người thợ kết hợp với nhau, độ ăn ý tỷ mỷ càng cao thì sản phẩm tạo thành càng phong phú và đẹp mắt. Không những vậy những người thợ công phu khéo tay nhất mới có thể hoàn thành được vải gấm hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu đề ra.
Jacquard hiện đang là cách dệt phổ biến được nhiều thợ thủ công truyền nhau nhất hiện tại. Khi sản phẩm từ phương pháp này hoàn chỉnh chúng ta sẽ được một mảnh vải gấm có mặt hiển thị hoa văn rõ nét, mặt còn lại mờ nhạt.
Tham khảo thêm >> Bảng giá vải may rèm cửa sổ mới nhất 2021
Ưu nhược điểm của vải gấm áo dài
Tuy vải gấm áo dài được xếp vào 1 trong những loại vải cao cấp nhất. Tuy nhiên nó vẫn có những ưu nhược điểm cụ thể:
Ưu điểm của vải lụa gấm
Hoa văn trang trí tinh xảo, cầu kỳ: Đây là yếu tố tiên quyết để quyết định giá thành mảnh vải gấm, càng nhiều hoa văn tinh xảo thì càng có giá thành cao. Hoa văn thường được thiết kế trước hoặc các người thợ có thể cải biên theo ý của khách hàng, người thợ phải thật sự khéo léo để có thể chia bố cục 1 cách hợp lý mà không gây rối mắt người nhìn. Một sản phẩm hoàn thiện là khi chỉ cần nhìn thôi khách hàng đã cảm nhận được sự hòa hợp phóng khoáng mà người thợ muốn truyền vào.
-
Màu sắc đa dạng:
Để là “bà hoàng” thì màu sắc vải gấm chiếm yếu tố quan trọng vì phải thật sự chiều lòng hết được tất cả mọi ánh nhìn. Do được làm thủ công nên việc phối màu cũng rất đa dạng. Loại vải này lại cực kỳ thu hút khi được ánh sáng chiếu vào. Là loại vải tự nhiên nhưng lại được đánh giá rất cao khi rất khó phai màu, bay màu.
-
Độ bền cao:
Đương nhiên rồi vì đó là một trong những yếu tố không phải loại vải nào cũng có thể làm được.
-
Thân thiện với môi trường – An toàn với sức khỏe:
Yếu tố tự nhiên , cách làm thủ công đảm bảo 100% an toàn với sức khỏe của mọi người. Không những thế loại vải này còn khá phù hợp với các làn da kích ứng mạnh như trẻ nhỏ.
-
Mang đến sự sang trọng, thanh cao cho người mặc:.
Vải gấm vốn đã có lịch sử lâu đời, không dễ gì để các vua chúa có thể sử dụng làm vật liệu để sử dụng hàng ngày. Chỉ cần mặc lên, trang trí thôi là mọi thứ xung quanh đều sẽ bị thu hút . Sang trọng, thanh tao là những gì người chủ sở hữu nhận được khi khoác lên vải gấm này.
Nhược điểm vải gấm tro
- Dễ thấm nước & Phơi lâu khô: Khác với nhiều loại vải khác do khá dày nên việc vệ sinh sẽ hơi vất vả. Nếu muốn vệ sinh thì chúng ta nên làm khi thời tiết hanh khô hoặc có nắng để tránh nấm mốc do ẩm ướt gây ra .
- Dễ bám bẩn – Bẩn khó phai: Do loại vải dày, dệt thủ công nên việc này là khó tránh khỏi. Hãy bố trí sử dụng loại vải gấm này ở những không gian phù hợp tránh các nơi ẩm ướt ,khu ăn uống…
- Một số lưu ý khi mua vải gấm xuất xứ Trung Quốc
Tham khảo >> Tìm hiểu giá vải gấm may rèm hiện nay là bao nhiêu?
Giá vải gấm áo dài là bao nhiêu?
Giá thành đặc biệt quan trọng khi hiện nay việc thật giả rất khó phát hiện khi bạn không phải là chuyên gia. Việc chọn mua được vải gấm có xuất xứ từ Trung Quốc hay Việt Nam cũng cần được tư vấn tỉ mỉ kỹ lưỡng. Nếu bạn có thể mua trực tiếp từ Trung Quốc hãy chắc chắn người giới thiệu sản phẩm cho bạn phải là người uy tín.
Thường thì vải gấm tơ tằm sẽ có giá thành cao nhất gấp 2 lần với vải gấm cotton và 3 lần với vải gấm polyester, rồi đến vải gấm có hoa văn càng tinh xảo giá thành càng tăng, cuối cùng là vải gấm trơn với giá thành thấp hơn cả. Xuất xứ cũng đóng vai trò quyết định giá thành vì nhiều thương hiệu vải gấm đã có mặt trên thị trường, mang nét đặc trưng riêng mà sẽ không vùng miền nào khác có thể copy được. Mặc dù vậy mức giá trung bình để sở hữu 1m vải gấm từ 100.000đ – 200.000đ .
Cách vệ sinh – bảo quản vải gấm hoa nổi
Vải gấm cao cấp mềm và đẹp tuy nhiên việc bảo quản cũng cần quy củ hơn các loại vải thông thường. Khi vệ sinh và cất giữ bạn cần phải chú ý các điểm sau:
- Đảm bảo vải gấm khi bạn vệ sinh phải giặt 100% bằng tay, không dùng máy hoặc các đồ chà ma sát cao sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng của vải.
- Nên dùng bột giặt nhẹ, trung tính khi giặt; không được dùng thuốc tẩy, nhất là loại có thành phần Clo cao.
- Nước quá nóng sẽ khiến vải mất độ bóng, nước quá lạnh sẽ khiến vải bị co rút lại. Nhiệt độ nước phù hợp để giặt các sản phẩm từ vải gấm là khoảng 30 độ C.
- Hãy phơi vải ở những nơi thoáng mát, có gió tự nhiên. Khi phơi hãy lộn mặt trong ra ngoài để hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng vải.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về vải gấm là gì? Những ưu nhược điểm nổi bật của rèm vải gấm áo dài bạn cần biết. Hy vọng qua những chia sẻ của Thế giới rèm Việt sẽ mang lại kiến thức cũng như sự lựa chọn sáng suốt cho bạn.