Nhựa Polyester là gì? Các đặc tính và ứng dụng trong cuộc sống

Polyester là một chất liệu được ứng dụng nhiều trong cuộc sống ngày nay. Nhiều người khi nghe đến tên Polyester sẽ nghĩ đến ngay vải polyester, nhựa polyester. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ những thông tin, kiến thức về dòng nhựa này. Cùng Thế giới rèm Việt tìm hiểu tất tần tật về chất liệu Polyester nhé!

Polyester là gì?   

Nhựa Polyester là một một chất liệu tổng hợp với cấu tạo đặc trưng là ethylene. Đây là một thành phần được nghiên cứu có nguồn gốc từ dầu mỏ, than đá,…. Hiện nay, người ta tạo ra sợi polyester bằng cách tiến hành phản ứng hóa học giữa rượu và acid. Trong phản ứng này, khi các phân tử tìm đến liên kết với nhau một cách ngẫu nhiên sẽ tạo thành một phân tử có kích thước cấu trúc lớn hơn. Nhưng vẫn đảm bảo tương đồng về tính chất và cấu trúc trong của chất.

Polyester là gì?
Polyester là gì?

Nguồn gốc của polyester 

Trong một công trình nghiên cứu tại phòng thí nghiệm vào năm 1930, nhà nghiên cứu khoa học đã tìm và phát hiện ra Polyester. Nhưng mãi đến năm 1939-1941, con người mới bắt đầu chú ý đến loại chất liệu này. Và cũng chính từ đây, các nhà khoa học mới đi tìm và nghiên cứu sâu về chất liệu Polyester. Đánh dấu bước tiến trong sự ra đời của loại sợi tổng hợp này.

Nguồn gốc của polyester là gì
Nguồn gốc của polyester là gì

Sau đó 5 năm, vào khoảng năm 1946, nhà phát minh DuPont – người phát hiện ra polyester đã bắt đầu mua bản quyền sản xuất và thị trường hóa cho dòng vải này.

Quy trình sản xuất sợi polyester

Giai đoạn 1: Trùng hợp

Chuẩn bị hai chất dimethyl terephthalate với ethylene glycol để thực hiện một phản ứng hóa học. Cho hai chất trên tác dụng với nhau kèm theo xúc tác và nhiệt độ cao từ 150 đến 210 độ C. Sau khi phản ứng xảy ra sẽ cho về một chất là monomer. Sau đó dưới mức nhiệt 280 độ C, ta tiếp tục cho monomer tiếp xúc với axit terephthalic. Khi đó sẽ cho kết quả là chất polyester. Dưới nhiệt độ cao polyester nóng chảy và được cho vào khuôn để ép thành 1 dải dài.

Giai đoạn trùng hợp để tạo ra polyester bằng phản ứng hóa học
Giai đoạn trùng hợp để tạo ra polyester bằng phản ứng hóa học

Giai đoạn 2:  Làm Khô

Đây là công đoạn khá quan trọng, gọi là làm khô nhưng bản chất là cho các dải polyester đã ép ở giai đoạn 1 vào làm lạnh để tạo độ cứng. Sau khi đã cứng sẽ đem cắt thành những hạt vô cùng nhỏ, nhiều người so sánh nó sẽ nhỏ bằng hạt gạo của Việt Nam. Việc thực hiện cắt nhỏ này sẽ giúp bạn dễ dàng bảo quản, tiết kiệm diện tích và đảm bảo độ bền trong thời gian dài.

Giai đoạn 3:  Kéo sợi

Tiếp theo là đến giai đoạn kéo sợi, trong giai đoạn này, các sợi nhỏ polyester sẽ được đưa vào nhiệt độ cao từ 260 đến 270 độ C. Khi ấy sẽ tạo thành một dung dịch đặc sệt và đựng trong một thùng kim loại hay còn gọi là ổ phun sợi. Ổ phun sợi này sẽ đùn ép dung dịch qua các lỗ nhỏ cấu tạo thành các hình dạng khác nhau, nhiều hình thù khác nhau như tròn, đa giác, ngũ giác, thoi…

Giai đoạn kéo sợi trong quá trình sản xuất polyester
Giai đoạn kéo sợi trong quá trình sản xuất polyester

Trong công đoạn này, tùy vào nhu cầu về kích thước của sợi vải mà sử dụng mật độ ổ phun khác nhau. Sau đó sợi được phun ra và xoắn vào nhau để tạo thành sợi đơn.Để giúp cho sợi có nhiều tính năng hữu ích, ngay trong quá trình kéo sợi  nhà sản xuất sẽ thêm các loại chất hóa học cần thiết để vải có khả năng chống tích điện, chống cháy, hoặc giúp vải thuận tiện sau này nhuộm sẽ dễ dàng hơn.

Giai đoạn 4: Kéo căng

Sau khi kéo sợi xong, các sợi polyester sẽ rất mềm và có khả năng kéo dài gấp trăm lần chiều dài ban đầu. Khi kéo căng sợi polyester sẽ có những sự thay đổi nhất định về đường kính của sợi, chiều dài. Điều này sẽ giúp các nhà sản xuất dễ dàng lựa chọn độ mềm và cứng của vải theo ý muốn.

Giai đoạn Kéo căng polyester trong quá trình sản xuất
Giai đoạn Kéo căng polyester trong quá trình sản xuất

Giai đoạn 5: Cuốn sợi

Đây là bước cuối cùng trong quá trình tạo ra sợi polyester, Các sợi polyester sẽ được cuốn vào ống sợi lớn để đem đi dệt thành vải hoặc sử dụng các mục đích khác.

Giai đoạn Cuốn sợi là giai đoạn cuối cùng trong sản xuất polyester
Giai đoạn Cuốn sợi là giai đoạn cuối cùng trong sản xuất polyester

Các sản phẩm được làm từ chất liệu polyester

  • Ưu điểm của sản phẩm làm từ chất liệu polyester
  • Độ bền cao: Polyester là một loại vải tổng hợp có cấu trúc chắc chắn, ít bị mài mòn và rách xé. Do đó, các sản phẩm làm từ polyester có tuổi thọ cao và có thể sử dụng trong thời gian dài.
  • Kháng nước và chống nhăn: Polyester không thấm nước tốt, giúp cho các sản phẩm làm từ chất liệu này ít bị bám bẩn và dễ dàng vệ sinh. Ngoài ra, polyester cũng có khả năng chống nhăn tốt, giúp cho sản phẩm luôn giữ được hình dáng đẹp mắt.
  • Nhanh khô: Polyester có khả năng thoát ẩm tốt, giúp cho sản phẩm nhanh khô sau khi giặt. Đây là một ưu điểm quan trọng đối với các sản phẩm thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc mồ hôi, như quần áo thể thao, khăn tắm, v.v.
  • Dễ nhuộm màu: Polyester có khả năng bám màu tốt, giúp cho các sản phẩm có màu sắc phong phú và bền màu.
  • Giá thành rẻ: Polyester là một loại vải tổng hợp có giá thành rẻ hơn so với các loại vải tự nhiên như cotton, lụa, v.v. Do đó, các sản phẩm làm từ polyester thường có giá thành hợp lý hơn.
  • Nhược điểm của sản phẩm làm từ chất liệu polyester
  • Ít thoáng khí: Polyester là một loại vải tổng hợp không có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Do đó, các sản phẩm làm từ polyester có thể khiến người mặc cảm thấy bí bách và khó chịu, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức.
  • Gây kích ứng da: Một số người có làn da nhạy cảm có thể bị kích ứng da khi mặc các sản phẩm làm từ polyester.
  • Dễ tích điện: Polyester có khả năng tích điện cao, có thể gây ra hiện tượng giật điện nhẹ khi mặc.

Hiện nay chất liệu polyester được ứng dụng vào các sản phẩm hàng ngày rất nhiều. Đặc biệt là loại vải polyester và nhựa polyester.

Làm vải may chống nước

  • Nhờ vào đặc tính chống nước và chống ẩm tốt, nên nó được dùng để may các sản phẩm chuyên dụng trong điều kiện tiếp xúc nhiều với nước như: ô dù, lều bạt, quần áo mưa. Ngoài ra nó cũng được sản xuất rộng rãi trên các trang phục cho đồ nội thất trong nhà như bọc ghế, chăn ga gối đệm.
Ứng dụng polyester trong may các đồ vật chống nước
Ứng dụng polyester trong may các đồ vật chống nước

Làm rèm cửa

  • Trong những năm gần đây, polyester được ứng dụng rất lớn trong sản xuất rèm cửa các loại. Nó đã được lựa chọn là loại rèm được yêu thích nhất trong các loại rèm bởi những tính năng vô cùng hữu hiệu. Với sự dày dặn và tính chống thấm tốt, bề mặt trơn bóng nó giúp giải quyết tất cả các mối lo của chủ nhà. Đồng thời rèm cửa được làm từ chất liệu poly rất bền và dễ dàng giặt giũ. Bạn có thể giặt bằng máy giặt hoặc giặt tay đều không lo đến sự biến dạng của rèm.
Rèm cửa các loại làm từ chất liệu polyester.
Rèm cửa các loại làm từ chất liệu polyester.

Trong thị trường các loại rèm cửa đang được ưa chuộng nhất hiện nay, từ cổ điển đến hiện đại đều ứng dụng chất liệu này để sản xuất. Ví dụ như rèm cầu vồng, rèm vải, rèm roman, rèm lá dọc. Đặc biệt được nghiên cứu để có khả năng chống cháy nhờ sự pha kết hợp với các chất khác đã trở thành một điểm cộng trong mắt khách hàng.

Tàu thuyền ( vật liệu thân tàu )

  • Nhựa polyester được sử dụng để chế tạo thân tàu, vỏ tàu, boong tàu, vách ngăn và các chi tiết khác. Nhờ độ bền cao, khả năng chống thấm nước và chống ăn mòn tốt, polyester giúp giảm trọng lượng tàu, tăng tuổi thọ và tiết kiệm chi phí bảo trì.
  • Cấu trúc composite được tạo thành từ nhựa polyester kết hợp với sợi thủy tinh hoặc sợi carbon có độ bền uốn, nén và kéo cao, cho phép chế tạo tàu thuyền có kích thước lớn và chịu được tải trọng cao.

Tủ điện ( vỏ tủ điện )

  • Vỏ tủ điện được làm từ polyester gia cố sợi thủy tinh (FRP) có độ bền cao, khả năng chống va đập, chống cháy và chống hóa chất tốt, giúp bảo vệ các thiết bị điện bên trong khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.
  • Polyester FRP có trọng lượng nhẹ hơn so với thép, giúp giảm tải trọng cho công trình và dễ dàng di chuyển tủ điện.
  • Vỏ tủ điện polyester có thể được đúc thành nhiều hình dạng và kích thước khác nhau để đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng.

Một vài ứng dụng khách của Polyester

Keo Poly được ứng dụng trong các hợp chất đúc khuôn, vật liệu nền trong sản xuất Composite. thường được gia cố bằng sợi thủy tinh. Ứng dụng của nhựa Polyester :

  • Các loại chậu Composite, chậu cây composite, bình hoa Composite
  • Du thuyền composite
  • Bình gas composite
  •  Bàn ghế composite
  • Thùng rác composite
  • Bể chứa composite, bể bơi composite
  • Bọc phủ nền Composite, bồn chứa axit, bồn chứa nước
  • Các linh kiện thay thế xe bán tải
  • Ống dẫn khí composite, ống dẫn nước composite
Ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống
Ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống

Tham khảo thêm>>>

Như vậy, Thế giới rèm Việt đã cùng các bạn tìm hiểu những thông tin về chất liệu polyester. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn cho mình một sản phẩm chất lượng. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn hoặc lắp đặt các loại rèm vải, rèm cầu vồng chất liệu polyester, nhưng bạn chưa biết nên lựa chọn địa chỉ nào cho uy tín. Hãy liên hệ với Thế giới rèm Việt qua hotline:0326535353 để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm này. Ngoài ra, bạn có thể truy cập website https://thegioiremviet.vn/ để thoải mái tham khảo các sản phẩm rèm cửa khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

093.413.2222
icons8-exercise-96 chat-active-icon