Ngôn ngữ nói của Tiếng Việt vô cùng đa dạng. Khi đặt câu hỏi: “Rem là gì ?”, thì mọi người lại nghĩ đến câu hỏi “Rèm là gì”. Bởi vì trong từ điển tiếng việt từ “rem” là một từ đơn vô nghĩa. Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây từ “rem” được nhắc đến rất nhiều, nhất là trong những diễn đàn nghiên cứu về giấc ngủ của con người. Vậy nó có ý nghĩa thực sự như thế nào. Nó có quan trọng không? Cùng Thế giới rèm Việt tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi: “Rem là gì ?” qua bài viết dưới đây nhé!
Giấc ngủ Rem là gì?
Rem là tên gọi của một của một giai đoạn trong giấc ngủ của con người. Nó là từ viết tắt của cụm từ: Rapid Eye Movement. Trong giai đoạn ngủ của của con người được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, rem là một giai đoạn quan trọng có động động lớn đến sức khỏe và chất lượng của giấc ngủ. Như thế bạn đã hiểu được về ý nghĩa của từ rem rồi nhỉ. Nó không xuất phát không phải một từ thuần Việt, nên bản thân nó có một ý nghĩa khoa học riêng. Hãy phân biệt rõ nó với từ “rèm” cửa các loại để khi nói chuyện được thông thái hơn.
Giấc ngủ Rem xuất hiện khi nào?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì giấc ngủ của con người được chia làm hai chu kỳ. Chu kỳ đầu tiên đó là chu kỳ khi mắt không chuyển động nhanh gọi là Non Rapid Eye Movement( hay được viết tắt là NREM). Chu kỳ này được chia làm 4 giai đoạn. Chu kỳ thứ hai là chu kỳ mắt chuyển động nhanh gọi là Rapid eye movement( được viết tắt là Rem). Chu kỳ này thường xuất hiện xen kẽ giữa các giai đoạn của chu kỳ NREM.
Cũng dựa vào các thiết bị chuyên biệt trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã ghi lại được hoạt động của não bộ trong giấc ngủ. Các hoạt động ấy được thấy ở 4 giai đoạn của giấc ngủ NREM hay còn gọi là giấc ngủ không REM.
Giai đoạn 1: Ngủ lơ mơ không yên giấc
Đặc điểm giấc ngủ của giai đoạn này chính là trạng thái của người ngủ luôn trong cảm giác mơ màng, liu thiu. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn chiến đến 50% thời lượng của giấc ngủ.
Khi con người ngủ ở giai đoạn này, những chỉ số cơ thể đều có xu hướng giảm chậm. Ví dụ như: nhịp thở, huyết áp, nhiệt độ não, chuyển động mắt, máu lưu thông đến não, sóng điện não. Chính vì thế, khi con người rơi vào trạng thái này cần phải nằm trong khoảng không gian yên tĩnh mới có thể ngủ được. Còn nếu như có bất kì âm thanh hay những tác nhân như mắc tiểu… sẽ dẫn đến việc tỉnh thức và kéo dài tỉnh thức khó ngủ trở lại cho đến khi cơ thể quá mệt mới ngủ thiếp đi được.
Tham khảo thêm>>>Rèm ore là gì? Hướng dẫn chọn mẫu rèm ore cho phòng của bạn
Giai đoạn 2: Ngủ mơ màng có ý thức
Đây là giai đoạn cơ thể bắt đầu có ý thức qua những ý nghĩ rời rạc trong đầu. Nó sẽ kéo dài khoảng 20 phút sau khi trải qua giai đoạn 1. Lúc này người ngủ sẽ rơi vào trạng thái suy nghĩ miên man, mắt vẫn mở nhưng không thể nhìn thấy bất cứ vật gì.
Các chức năng của các bộ phận trong cơ thể vẫn tiếp tục theo xu hướng giảm để đưa người ngủ chìm vào giấc ngủ sâu. Vì thế, trong giai đoạn này, người ngủ vẫn có khả năng bị tỉnh giấc khi có những âm thanh tác động.
Giai đoạn 3: Ngủ sâu giấc
Đây được đánh giá là giai đoạn vàng để giúp lấy lại năng lượng cho cơ thể. Nó sẽ xuất hiện sau khoảng 30 đến 40 phút sau thời gian ngủ lơ mơ. Người ngủ ở giai đoạn này sẽ rất khó tỉnh. Trường hợp phải có âm thanh to hoặc tác động lực lớn bằng cách day người mới tỉnh. Còn nếu gọi một cách đơn thuần thì người ngủ sẽ không nhận thức được. Bởi vì, sóng điện não lúc này chậm hơn 1 nhịp/1s so với giai đoạn 2.
Các bộ phận khác như mắt, tay chân rơi vào trạng thái bất động, đến mức khi nâng tay lên cho rớt dần xuống vẫn không hề biết. Thời lượng của giai đoạn này sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của người ngủ. Thông thường nó sẽ kéo dài hơn ở người trẻ và ngắn đi ở người lớn tuổi
Giai đoạn 4: Ngủ sâu vô thức
Đây là giai đoạn cuối của ngủ. Lúc này, sóng não đồ là sóng Delta, biên độ lớn, tần suất chậm và có sóng nhọn xuất hiện. Đây cũng chính là giai đoạn con người ngủ sâu nhất, hoàn toàn rơi vào tình trạng quên lãng. Trên thực tế, bạn sẽ nhận thấy rõ nhất ở những trường hợp bị mộng du hoặc tiểu dầm mà không hề làm chủ được mọi hành động của mình.
Như vậy giấc ngủ rem là gì và xuất hiện khi nào? Chính là sau khi người ngủ kết thúc giai đoạn ngủ sâu sẽ quay lại giai đoạn 2. Lúc này cũng là thời gian xuất hiện giấc ngủ rem bắt đầu hình thành và cứ thế xen kẽ. Nó cũng sẽ kéo dài vào ban đêm và ngắn đi vào gần sáng.
Tham khảo thêm>>>Mẫu rèm spa đẹp nhất năm 2021 cho không gian spa của bạn
Những dấu hiệu cơ thể khi rơi vào giấc ngủ rem là gì?
Khi con người rơi vào giấc ngủ rem, thì cơ thể sẽ có những đặc điểm cụ thể như thế nào? Cùng điểm qua những dấu hiệu cơ thể khi rơi vào giấc ngủ rem là gì qua những gạch đầu dòng dưới đây nhé!
- Mắt vẫn chuyển động nhanh.
- Não hoạt động mạnh mẽ để tạo ra những hình ảnh kỳ lạ – gọi là những giấc mơ.
- Hơi thở nhẹ nhàng.
- Tim có dấu hiệu đập nhanh hơn.
- Huyết áp có phần tăng nhẹ lên mức cao.
- Người ngủ trong trạng thái cằm thả lỏng.
- Các ngón tay, ngón chân có dấu hiệu xoắn vặn.
- Bộ phận sinh dục có những chuyển biến như nam giới xuất hiện cương cứng dương vật, nữ giới có dấu hiệu tụ máu âm vật
Tham khảo thêm>>>Vải gấm là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải gấm áo dài
Đặc điểm của giấc ngủ rem là gì? Nó có ảnh hưởng đến thời lượng của giấc ngủ Rem
Với đặc điểm của nó xuất hiện giữa các giai đoạn ngủ sâu giấc nên giấc ngủ rem xuất hiện không liền mạch mà xen kẽ trong suốt quá trình con người ngủ. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Rem chiếm tới 41% thời gian ngủ của con người. Chứng tỏ điều, giấc ngủ Rem rất quan trọng. Một giấc ngủ chất lượng sẽ phụ thuộc vào thời lượng của giấc ngủ rem. Và giấc ngủ rem nó cũng phụ thuộc vào độ tuổi và chế độ ăn uống sinh hoạt của con người.
Ví dụ: đối với trẻ sơ sinh thì giấc ngủ Rem hiện diện hơn 50% tổng thời gian ngủ. Nên trẻ sơ sinh thường ngủ 16 giờ/ ngày xen lẫn cả những giai đoạn tỉnh giấc thức ngắn. Nhưng khi đã đủ 4 tháng tuổi trở nên thì giấc ngủ rem cũng đã có sự giảm sút xuống dưới 40% tổng thời gian ngủ để vào giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ không Rem. Còn đối với người trưởng thành thì giấc ngủ REM chiếm khoảng 25%, còn giấc ngủ NREM sẽ chiếm khoảng 75% tổng thời gian giấc ngủ. Và Nó được chia theo giai đoạn như sau: giai đoạn 1 chiếm khoảng 5%. Giai đoạn 2 chiếm 45%, giai đoạn 3 chiếm khoảng 12%, giai đoạn 4 chiếm khoảng 13% trên 100% của 75% tổng giấc ngủ.
Vai trò của giấc ngủ REM là gì?
Giấc ngủ rem đóng một vai trò quan trọng trong giấc ngủ của con người. Nó được cho là có lợi ích trong việc phát triển não bộ của con người. Cùng Thế giới rèm Việt xem lợi ích của giấc ngủ rem là gì nhé!
Giúp phát triển khả năng ngôn ngữ của cơ thể
Ngôn ngữ chính là công cụ hữu hiệu giúp các bạn có những mối quan hệ thấu hiểu và chia sẻ cho nhau. Một người có giấc ngủ rem chất lượng sẽ hỗ trợ phát triển khả năng giao tiếp rất nhiều. Bởi vì, khi bạn ngủ rem não bộ sẽ giải phóng và sàng lọc dữ liệu của bạn. Sau đó nó sẽ tua lại những việc mà bạn đã trải qua trong ngày. Từ đó sẽ lưu trữ những hình ảnh thành kỹ năng ngôn ngữ hoàn hảo.
Refresh tâm trí sau ngày dài mệt mỏi
Trong quá trình sàng lọc dữ liệu của bạn, giấc ngủ rem đã vô hình chung giúp bạn refresh lại bộ não sau một ngày dài mệt mỏi. Giữ lại những hình ảnh thông tin cần thiết và lược bỏ những chi tiết thông tin dư thừa trong tâm trí của bạn. Điều này sẽ giúp có một thái độ tích cực cho ngày mới khi ngủ dậy.
Giấc ngủ Rem giúp tăng trí nhớ – Phát triển hệ thần kinh trung ương
Việc lặp qua các sự kiện được diễn ra trong ngày đã giúp tăng khả năng ghi nhớ cho bạn. Đồng thời theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng giai đoạn giấc ngủ rem đã chịu một phần trách nhiệm trong việc kích thích thần kinh để phát triển và kết nối các dây thần kinh trưởng thành.
Đây cũng là lý do để giải thích vì sao mà khi người trẻ thường có trí nhớ tốt hơn những người lớn tuổi.
Yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ rem là gì?
Nếu giấc ngủ rem của bạn đang có vấn đề, thì nó sẽ gây đến một số hậu quả khôn lường cho tình trạng sức khỏe chung của bạn. Bạn có thể gặp vấn đề về dây thần kinh như đau nửa đầu vai gáy, hoặc các kỹ năng đương đầu với khó khăn của bạn bị suy giảm. Không những thế nó là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì và thừa cân ở những người ngủ ít thức nhiều. Một vài yếu tố gây ảnh hưởng đến giấc ngủ rem là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
- Yếu tố đầu tiên là: Sử dụng các sản phẩm chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… Những chất này đôi khi khiến cơ thể bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Nhưng chính nó cũng khiến cho chất lượng giấc ngủ rem giảm sút do luôn trong tình trạng ngủ quá sâu. Theo những nghiên cứu gần nhất thì các chất kích thích đó còn khiến gây nên chứng ngưng thở và ngáy khi ngủ. Làm tăng sự hoạt động của thận dẫn đến vệ sinh nhiều. Đồng thời làm gián đoạn đồng hồ sinh học của cơ thể con người.
- Tiếp theo đó chính là ăn uống. Bạn sử dụng quá nhiều thực phẩm dẫn đến hệ thống tiêu hóa phải làm việc liên tục. Điều này sẽ khiến bạn luôn ngủ trong tình trạng mơ màng và khó chịu
- Cuối cùng là yếu tố về tuổi tác. Những người có độ tuổi trên 50 sẽ có giấc ngủ rem ngắn hơn và kém chất lượng hơn do hệ thống thần kinh suy giảm.
Tham khảo thêm>>>Top 6 mẫu rèm kéo quán cafe đang được ưa chuộng nhất
Những lưu ý cải thiện cho người mắc bệnh rối loạn hành vi giấc ngủ Rem là gì?
Để có được một giấc ngủ rem chất lượng thì người mắc bệnh rối loạn hành vi giấc ngủ rem cần lưu ý những điều sau đây. Bởi vì, đây được coi là những mẹo giúp cải thiện giấc ngủ Rem hiểu quả.
- Thiết lập thói quen trước khi đi ngủ: Luôn chuẩn bị một tinh thần thoải mái trước khi đi ngủ. Bằng việc chuẩn bị tâm lý qua một việc gì đó hình thành thói quen và suy nghĩ cứ làm việc đó là sẽ đi ngủ.
- Giảm thời gian thức dậy: Các yếu tố như âm thanh, ánh sáng… sẽ khiến bạn tỉnh giấc. Hãy lựa chọn không gian khắc phục những điều này.
- Ngủ đủ giấc: Dù công việc bận đến đâu, hãy sắp xếp để thời gian của bạn ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi ngày đối với người trưởng thành.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cafe, thuốc lá…
- Giải quyết các vấn đề y tế: Nếu đang gặp tình trạng như ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy thì cần tìm giải pháp khắc phục sớm nhất.
Lựa chọn rèm cửa phù hợp để bảo vệ giấc ngủ rem của bạn
Phòng ngủ của bạn là hướng đón lượng ánh nắng lớn của mặt trời, công việc của bạn làm việc về ban đêm và cần ngủ ban ngày. Hoặc lượng ánh sáng ban đêm từ không gian vào phòng của bạn quá nhiều khiến ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Hãy lựa chọn cho ô cửa nhà mình một bộ rèm để giúp giải quyết các vấn đề bạn đang gặp phải. Tôi tin nó sẽ là giải pháp đơn giản và hữu hiệu cho bạn.
Nếu bạn không biết nên lựa chọn loại rèm cửa nào phù hợp với không gian của mình. Hãy đến với Thế giới rèm Việt để được tư vấn về các dòng rèm đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Rèm cầu vồng cản sáng, rèm cuốn sẽ là giải pháp hiện đại và tối ưu diện tích cho phòng ngủ chung cư của bạn. Đặc biệt hai dòng rèm này có khả năng cản sáng tuyệt đối giúp bạn có được giấc ngủ rem chất lượng không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ánh sáng. Hoặc bạn lựa chọn rèm vải, rèm gỗ để hài hòa với tự nhiên, và giúp tinh thần thoải mái trước khi bước vào giấc ngủ.
Tham khảo thêm>>>
- Mẫu rèm cửa nhà phố được ưa chuộng và yêu thích nhất năm 2021
- Rèm kéo ô tô – Giải pháp hữu hiệu nhất năm 2021 che nắng bảo vệ xe của bạn
- Một số mẫu rèm lá dọc giá rẻ được sử dụng phổ biến hiện nay
Kết Luận
Như vậy, qua bài viết trên đây Thế giới rèm Việt đã đồng hành cùng các bạn tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi: rem là gì ? Và đặc biệt những thông tin về giấc ngủ rem là gì. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được những hiểu biết về giấc ngủ rem để điều chỉnh bản thân có một sức khỏe tốt. Nếu bạn cần tư vấn hoặc lắp đặt các dòng rèm cửa chung cư, rèm cửa biệt thự, rèm cửa khách sạn, rèm cửa nhà hàng… Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline:0326535353 hoặc truy cập website https://thegioiremviet.vn/ để tham khảo các mẫu rèm cửa mới nhất trên thị trường.